Thẻ đỏ là gì? Chắc hẳn trong những trận bóng đá mang tính chất chuyên nghiệp như FIFA, World Cup,… các bạn đã từng nhìn thấy hình ảnh trọng tài rút trong túi mình ra các tấm thẻ màu đỏ. Vậy Luật thẻ đỏ trong bóng đá quy định ra làm sao? Liệu có ảnh hưởng đến các tuyển thủ đang thi đấu không? Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bóng đá.
Đôi nét về thẻ đỏ trong làng túc cầu
Bóng đá là một trong những môn thể thao không chỉ phổ biến ở Việt Nam, mà nó còn lan rộng ra trên toàn thế giới, chính vì lẽ đó nó được mệnh danh là môn thể Vua của mọi trò chơi với những cầu thủ đầy sự chuyên nghiệp. Cũng như những môn thể thao khác, bóng đá cũng có những quy luật và cách xử phạt riêng cho mình. Thẻ đỏ chính là cách xử phạt rõ nét nhất trong bóng đá. Để hiểu hơn thẻ đỏ dùng để làm gì?
Định nghĩa cơ bản về thẻ đỏ là gì?
Thẻ đỏ hay Red card là một trong những hình phạt trong làng túc cầu, đây là hình thức có thể nói là nặng nhất trong mỗi trận đấu cho các cầu thủ phạm lỗi. Có tất cả 3 loại hình phạt với mức độ từ nhẹ đến nặng tương ứng: đầu tiên là khiển trách (cảnh cáo), tiếp đến là thẻ vàng trong bóng đá và nặng nhất là thẻ đỏ.
Các cầu thủ sẽ nhận thẻ đỏ khi đã bị 2 thẻ màu vàng hoặc là nhận thẻ đỏ trực tiếp (1 lần) ngay khi đang thi đấu trực tiếp trên sân cỏ nếu vi phạm lỗi với các thành viên đội đối phương. Nên các cầu thủ này sẽ phải thật cẩn thận.
Nếu trọng tài là người mang lại sự công bằng, minh bạch trong các trận đá bóng, thì thẻ đỏ là đại diện của sự nghiêm minh, thể hiện sự vi phạm lỗi nghiêm trọng thuộc về các cầu thủ. Về hình dạng: là hình chữ nhật, màu đỏ 4 góc thon mang kích thước đạt chuẩn như quy định.
Sự ra đời của thẻ đỏ
Bóng đá ra đời từ rất sớm từ những năm trước Công Nguyên, xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc. Tuy nhiên thời bấy giờ, bóng đá không có những quy luật cụ thể nào về hình thức xử phạt như bây giờ.
Việc hình thành ý tưởng thẻ đỏ đến từ một trọng tài tên Ken Aston (người Anh) là thành viên của Ủy ban trọng tài FIFA, năm đó ông có trách nhiệm giám sát, điều hành các trọng tài ở World Cup (1966). Trong một trận Tứ kết nọ có sự xung đột nổ ra khi trọng tài người Đức Rudolf Kreitlein quyết định đuổi một thành viên người Argentina rời khỏi sân thi đấu và cảnh cáo các đội tuyển khác vì những hành vi đánh nhau của mình.
Điều nổi bật là Rudolf Kreitlein đã ghi lại những quyết định của mình vào một tấm thẻ nhỏ như một lời ghi chú lại. Vì những hành động đó của Rudolf Kreitlein, mà Aston đã phải suy nghĩ rằng mình phải có hình thức trừng phạt nào đó thỏa đáng.
Thẻ đỏ, thẻ vàng được lấy cảm hứng từ màu của đèn giao thông, do đó 4 năm sau, tại World Cup 1970, chính thức áp dụng luật thẻ đỏ cho bóng đá. Hai thẻ màu vàng và thẻ màu đỏ được lấy từ nguồn là màu của đèn giao thông. Sau đó 4 năm tại World Cup năm 1970, chính thức áp dụng luật thẻ đỏ/thẻ vàng cho bóng đá.
Thẻ vàng trong bóng đá
Trước thẻ đỏ chính là thẻ vàng, thẻ này được dùng cho những trường hợp phạm lỗi nhẹ. Chính vì thế trong một vài trường hợp cầu thủ sẽ chọn bị phạt thẻ vàng để cứu bàn thua cho đội nhà.
Luật thẻ đỏ mới nhất trong làng túc cầu 2022
Sau những năm đã được cải thiện và phát triển, luật thẻ đỏ không chỉ áp dụng cho các cầu thủ mà còn áp dụng cho các đối tượng khác nữa như huấn luyện viên và các trợ lý khác. Phần nào chúng ta đã hiểu thẻ đỏ nghĩa là gì? Nếu không may bị thẻ đỏ thì phải tuân thủ theo những quy định đã đặt ra trước đó, cụ thể :
Đối với cầu thủ:
- Tiến hành đi khỏi khu vực kỹ thuật của đội bóng mình và cả phần sân thi đấu.
- Không nói chuyện hoặc có hành vi với trọng tài.
- Truất quyền thi đấu tùy theo mức độ vi phạm là nặng hay nhẹ. Sẽ bị treo giò 1-2 trận đấu tiếp theo của Đội chủ nhà.
Đối với huấn luyện viên và các trợ lý hỗ trợ:
- Rời sân tập ngay, không được dẫn dắt cho đến khi trận đấu kết thúc.
- Không được cáu gắt, nổi nóng hoặc có những thái độ quá nghiêm trọng với trọng tài.
- Tùy theo mức độ nặng nhẹ, sẽ không thể tham gia điều hành 1-2 trận tiếp theo của đội chủ nhà.
Những lỗi các cầu thủ viên bị áp dụng thẻ đỏ là gì
Những lỗi mà các cầu thủ/huấn luyện viên bị thẻ đỏ như sau:
- Phạm lỗi kỹ thuật nghiêm trọng ảnh hưởng đến kết quả trận đấu.
- Phạm lỗi kỹ thuật nghiêm trọng ảnh hưởng đến thân thể, sức khỏe của các cầu thủ khác, dẫn đến không thể tiếp tục thi đấu.
- Cầu thủ nhận 2 thẻ vàng trong những trận trước đó.
- Cầu thủ/huấn luyện có hành vi thiếu lịch sự, lăng mạ đối thủ.
- Cầu thủ cố ý dùng tay để chạm bóng (trừ thủ môn).
Top 05 cầu thủ nhận thẻ đỏ nhiều nhất
Bất cứ trò chơi nào cũng vậy, chắc chắn sẽ không tránh được những lỗi khi tham gia thi đấu, bóng đá cũng không phải là ngoại lệ. Bên dưới là top 05 những cầu thủ bị nhận thẻ đỏ nhiều nhất trong làng túc cầu từ trước đến nay:
- Hậu vệ người Tây Ban Nha: không thể không nhắc đến là Sergio Ramos, anh nhận 26 thẻ đỏ với vị trí hậu vệ phải.
- Tiền vệ người Hà Lan: Edgar Davids, anh nhận 25 thẻ đỏ đá ở vị trí tiền vệ.
- Tiền vệ người Ý: De Rossi anh nhận 15 thẻ đỏ với vị trí tiền vệ.
- Tiền vệ người Pháp: Zidane anh nhận 14 thẻ đỏ với vị trí tiền vệ.
- Tiền đạo người Ý: Totti, anh nhận 13 thẻ đỏ.
Kết luận
Bài viết trên đây là những thông tin mà các bạn quan tâm như các khái niệm thẻ đỏ là gì? Vì sao các cầu thủ cũng như các huấn luyện viên lại bị trọng tài rút thẻ đỏ để phạt? Hy vọng qua bài viết này độc giả sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về nguồn gốc của thẻ đỏ, thẻ vàng trong môn thể thao Vua này nhé.